Zodiac group
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Zodiac group

Welcome to Zodiac group !!! Zodiac - everything for the professional manga/comic career - tất cả vì sự nghiệp truyện tranh chuyên nghiệp
 
Trang ChínhPortalGalleryTìm kiếmLatest imagesĐăng kýĐăng Nhập

 

 Trang phục Việt Nam qua các thời kỳ.

Go down 
Tác giảThông điệp
mab
Ban quản trị Zodiac
Ban quản trị Zodiac
mab


Tổng số bài gửi : 1573
Age : 34
Location : Hanoi, Vietnam
Registration date : 21/12/2007

Trang phục Việt Nam qua các thời kỳ. Empty
Bài gửiTiêu đề: Trang phục Việt Nam qua các thời kỳ.   Trang phục Việt Nam qua các thời kỳ. Icon_minitimeFri 15 Feb 2008, 15:21

Cách đây khoảng 4.000 năm vào thời đại đồng thau phát triển, nước Việt Nam thời đó gọi là nước Văn Lang. Người dân ở đây đã sinh sống bằng săn bắn, hái lượm và trồng trọt... Họ không dùng vỏ cây làm áo nữa mà đã biết trồng gai, đay, nuôi tằm, ươm tơ, dệt vải. Vào thời kỳ này đồ đồng rất phong phú. Trống đồng và nhiều tượng phù điêu bằng đồng có khắc họa những cảnh sinh hoạt thời đó với những hình người, với các loại trang phục khá rõ nét và được thể hiện bằng phong cách nghệ thuật biến hình, cách điệu cao... Qua đó ít nhiều đã cho thấy trang phục của người thời đó khá phong phú như phụ nữ mặc áo ngắn đến bụng, xẻ ngực, bó sát vào người, phía trong mặc yếm kín ngực, chiếc yếm cổ tròn sát cổ, có trang trí những hình tấm hạt gạo. Cũng có những loại áo cánh ngắn, cổ vuông, để hở một phần vai và ngực hoặc kín ngực, hở một phần vai và trên lưng. Hai loại sau có thể là loại mặc chui đầu hay cài khuy bên trái. Trên áo đều có hoa văn trang trí. Thắt lưng có ba hàng chấm trang trí cách đều nhau quấn ngang bụng...
Trang phục Việt Nam qua các thời kỳ. Tpxua4
Qua những hiện vật khảo cổ đã tìm được cho thấy trang phục của đàn bà và đàn ông như sau:

- Đàn bà mặc váy (váy kín "váy chui" và váy mở "váy ngắn").

- Đàn ông thường đóng khố và cởi trần.
Trang phục Việt Nam qua các thời kỳ. Tpxua

Do điều kiện khí hậu và sinh sống, người dân thường lên rừng săn bắn, hái lượm hay xuống biển bơi lặn đánh cá, hoặc làm ruộng nước vất vả nên đầu tóc phải gọn gàng. Vì vậy đàn ông và đàn bà phải cắt tóc ngắn đến ngang vai hoặc một số ít cắt ngắn đến chân tóc.

Về trang phục của chiến binh thì gồm mảnh giáp hình chữ nhật dùng để che ngực có 4 quai đeo. Đai lưng bằng đồng có khóa to bản, được hình thành bởi nhiều các móc được liên kết với nhau. Trên bề mặt mỗi miếng đều có họa tiết hình rùa hay chim.... Các loại bao ống tay, bao ống chân bằng đồng có thể được dùng trong các điệu múa ngày lễ, ngày hội.
Trang phục Việt Nam qua các thời kỳ. Tpxua1


Về hình thức trang sức và trang điểm của người Việt cổ thì nam nữ đều xâu lỗ tai và đeo đồ trang sức. Các loại vòng tai phổ biến của hai giới là hình tròn, hình vành khăn, hình khối đặc biệt là loại vòng hoa tai gắn quả nhạc hay đôi hoa tai bằng đá, hình con thú. Những chuỗi hạt thường thấy gồm các loại hạt hình trụ, trái xoan, hình cầu. Còn vòng tay với nhiều hình khác nhau như: tròn, vuông, chữ nhật, lòng máng, sóng trâu... có trang trí hoa văn hình lông chim hay bông lúa, ngoài ra còn nhiều nhẫn bằng đồng đeo ở ngón tay cũng gắn quả nhạc dài xinh xắn. Tuy đồ trang sức còn thô sơ, nhưng với điều kiện chế tác hạn chế ta thấy con người thời đó đã có trình độ thẩm mỹ và óc tưởng tượng cao, đã quan tâm đến vấn đề làm đẹp cho thân thể, đồng thời thể hiện bàn tay khéo léo, cần cù lao động.
Trang phục Việt Nam qua các thời kỳ. Tpxua2

Đàn ông thường vẽ lên mình những hình ngoằn ngoèo, hình móc câu, đó là tục xâm mình phổ biến. Đàn ông và đàn bà đều nhuộm răng đen và có tục ăn trầu...

Nghiên cứu các kiểu trang phục, trang sức, trang điểm thời Hùng Vương, ta tìm hiểu được khía cạnh về đời sống, mối quan hệ xã hội thời đó. Mặt khác, ta còn chắt lọc ra những yếu tố thẩm mỹ làm tôn vẻ đẹp con người gắn bó với thiên nhiên, hài hòa với đất nước non trẻ, với xã hội vào thời kỳ đầu dựng xây.
Trang phục Việt Nam qua các thời kỳ. Tpxua3
Về Đầu Trang Go down
https://zodiac-group.forumvi.com
mab
Ban quản trị Zodiac
Ban quản trị Zodiac
mab


Tổng số bài gửi : 1573
Age : 34
Location : Hanoi, Vietnam
Registration date : 21/12/2007

Trang phục Việt Nam qua các thời kỳ. Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Trang phục Việt Nam qua các thời kỳ.   Trang phục Việt Nam qua các thời kỳ. Icon_minitimeFri 15 Feb 2008, 15:35

Vài nét về trang phục thời Ngô - Đinh - Tiền Lê


Vào nửa sau thế kỷ III trước công nguyên, Thục Phán, một thủ lĩnh người Âu Việt từ miền trên đã tràn xuống đánh chiếm nước Văn Lang, thống nhất hai lãnh thổ, dựng nên nước Âu Lạc, dời đô từ miền núi xuống đồng bằng. Thời kỳ này đồ sắt phát triển. Trong thời kỳ đất nước Âu Lạc bị Triệu Đà xâm lược, cai trị, cộng với ba lần bị phong kiến phương Bắc thống trị hơn một ngàn năm (207 trước công nguyên - 939), nhân dân ta một mặt đấu tranh với kẻ thống trị, nhưng một mặt vẫn tích cực phát triển sản xuất. Nghề dệt đã có những phát triển quan trọng. Nghề trồng dâu nuôi tằm đã phổ biến và còn sản xuất được các loại vải bông thô, vải đay, vải gai, vải cát bá loại mịn, lụa... Đã biết dùng tơ tre, tơ chuối dệt thành vải. Vải dệt từ tơ chuối
có tên gọi là vải Giao Chỉ. Khăn bông được thêu thùa rất đẹp gọi là bạch diệp. Ngoài ra, còn làm nhiều đồ trang sức bằng vàng bạc (vòng tay, nhẫn, hoa tai, trâm), bằng ngọc (vòng, nhẫn), bằng hổ phách, bằng thủy tinh (chuỗi hạt). Đã từng phải cống cho triều đình phương Bắc loại mũ "đầu mâu" hoàn toàn bằng bạc (khảo cổ học đã phát hiện được nhiều kiểu khóa thắt lưng, chứng tỏ tục mang tai rất phổ biến).

Đến triều đại nhà Đinh (968 - 980), về trang phục, sử sách đời sau chỉ nhắc đến một số rất ít hiện tượng như: (Năm 974), quân lính "đều đội mũ chỏm, bằng, bốn bên hình vuông. (Mũ làm bằng da, bốn cạnh khít lại, trên hẹp dưới rộng), gọi là mũ "tứ phương bình đỉnh". Hoặc "Năm Thái Bình thứ sáu (975) Đinh Tiên Hoàng định phẩm phục của các quan văn võ". Hoặc (năm 980) ở một bức thư của nhà Tống gửi cho triều đình ta có nói tới việc nhân dân ta thời đó đều cắt tóc ngắn. Hoặc có nhắc đến mũ của các đạo sĩ là màu vàng, áo của các nhà sư là màu thâm, các quan được dùng ấn vàng thì thắt lưng dải tím, được dùng ấn bạc thì thắt dải xanh...
Sang thời (tiền) Lê (981 - 1009), ta thấy: Vua Lê Đại Hành lên ngôi mặc áo long cổn, về sau áo mặc thường dùng vóc đỏ, mũ trang sức trân châu.
Lê Ngọa Triều, (1006) đổi lại phẩm phục cho các quan văn võ và tăng đạo, theo đúng như nhà Tống. Như vậy là suốt thời gian dài này, tư liệu và hiện vật về trang phục để lại rất hiếm. Kể cả về sau, những tài liệu thành văn cũng chỉ chủ yếu nói về trang phục trong triều đình (nhắc đến tên mũ, tên áo, màu sắc... chứ không miêu tả tỉ mỉ, cặn kẽ). Một số hiện vật bằng gỗ, đá để lại nói chung hình nét không được rõ lắm.
Dù sao trong vài chục năm trị vì, các vua Đinh, cũng đã giành sự quan tâm đến lĩnh vực trang phục, đặc biệt là mũ áo triều đình. Nhìn chung, ít nhiều thấy có sự kế thừa hoặc sáng tạo về hình loại, kiểu cách, màu sắc, nhưng đáng trách hơn cả là sự sao chép một cách nô lệ, lười biếng của vua Lê Ngọa Triều tạo một tiền đề lai căng cho những kiểu mẫu trang phục về sau. Tuy nhiên, trong những thời kỳ chế độ phong kiến ổn định, thì càng về sau, trang phục cũng đã dần dần được qui định cho từng thành phần trong xã hội (vua, quan, dân...) cho mọi nghi thức trong cuộc sống (cưới, tang, lễ, hội...). Căn cứ trên hình thức, màu sắc, họa tiết... trong trang phục, ở từng giai đoạn, sự phân biệt mang tính chất giai cấp đã được hình thành rõ rệt.
Về Đầu Trang Go down
https://zodiac-group.forumvi.com
mab
Ban quản trị Zodiac
Ban quản trị Zodiac
mab


Tổng số bài gửi : 1573
Age : 34
Location : Hanoi, Vietnam
Registration date : 21/12/2007

Trang phục Việt Nam qua các thời kỳ. Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Trang phục Việt Nam qua các thời kỳ.   Trang phục Việt Nam qua các thời kỳ. Icon_minitimeFri 15 Feb 2008, 16:27

a. Trang phục
triều đình

Triều đại nhà Lý (1009 - 1225), kinh đô từ Hoa Lư
dời về thành Đại La và gọi là Thăng Long. Năm 1054, đặt tên
nước là Đại Việt.

Năm 1029, vua Lý Thái Tông định quy chế mũ áo
của các công hầu và các quan văn võ. Nhưng chắc việc quy định
này còn chưa chặt chẽ kể cả về hình thức trang phục và cách
thức sử dụng. (Theo tư liệu để lại, các quan triều Lý một
thời gian vẫn đeo cái túi có hình cá bằng lụa đỏ và bằng
vàng, ít nhiều còn ảnh hưởng lối trang sức của nhà Tống).

Năm 1040, nhà vua chủ trương dùng gấm vóc trong nước để may lễ
phục mà không dùng gấm vóc của nhà Tống nữa. Số gấm vóc
của nhà Tống còn lại trong kho thì phát hết ra may áo cho các quan,
từ ngũ phẩm trở lên: áo bào bằng gấm, từ cửu phẩm trở
lên, áo bào bằng vóc. Điều này biểu thị chí tự cường, tự
lập của dân tộc đã khá cao.

Năm 1059, vua Lý Thánh Tông định triều phục cho các quan. Vào chầu
vua, các quan phải đi tất, đi hia và đội mũ phác đầu. (Mũ này
có 4 góc, 4 tai, sau làm 2 tai ngang, tức mũ cánh chuồn, có thể là
kiểu mũ từ thời Đinh, sau thêm tai), mặc áo bào tía, cầm hốt
ngà, thắt đai da. Lệ đội mũ phác đầu, đi hia bắt đầu có
từ thời này.

Qua võ phục thời Lý, ta bắt gặp những dạng hoa văn, những hình
xoắn, hình móc... thường thấy trong lĩnh vực trang trí, hội họa
thời đó. Những biểu tượng cho thiên nhiên, cuộc sống được
khắc lại trên trang phục của những nhân vật tượng trưng cho sức
mạnh là một đặc điểm hài hòa rất có ý nghĩa.

Các vũ nữ, tóc thường búi cao lên đỉnh đầu, trên trán có
một điểm trang trí, mái tóc điểm những bông hoa, tay đeo vòng,
cổ đeo những chuỗi hạt, mặc váy ngắn có nhiều nếp.

Trang phục Việt Nam qua các thời kỳ. Tpxua19Trang phục của
nhạc công cũng khá độc đáo. Mũ chùm kín tóc, phía trên mũ
được làm cao lên và trang trí các diềm uốn lượn. Aáo cánh trong:
tay dài và chít ở cổ tay. Bên ngoài là một chiếc áo, cộc tay.
Quanh cổ áo có chiếc vân kiên (như chiếc yếm dài) chùm cả một
phần ngực, lưng và vai. Quanh bụng đeo những miếng diềm vải rộng
có trang trí nhiều đường thêu đẹp. Bụng chân quấn xà cạp và
chân đi giày vải mũi nhọn.

Thời gian này vẫn còn tục xăm mình. Từ vua đến quân sĩ ai cũng
xăm mình. Quân cấm vệ xăm vào ngực và chân những dấu hiệu
riêng và được phép xăm hình rồng lên người.

b. Trang phục nhân dân
Thời Lý có lệnh cấm người dân mặc áo màu vàng (1182), con
gái dân gian không được bắt chước kiểu búi tóc như cung nhân.

Những pho tượng tròn hoặc tượng đắp nổi bằng đá của
thời Lý còn lại cũng chứng minh quần áo thời đó đã được
may theo quy cách, bằng nhiều loại vải tốt và mịn.

Ơở thời Lý, đàn bà thường đeo khuyên bạc, vũ nữ thường
búi tóc cao và buộc diềm hoa trên đầu gợi lại hình ảnh trang
điểm ở tượng người phụ nữ trên cán dao găm, trên chuôi kiếm
ngắn từ thời Hùng Vương, hoặc các võ tướng còn đính nhiều
quả nhạc trên áo giáp... biểu hiện ý thức "nhớ nguồn",
chứng minh tinh thần tiếp nối và phát huy truyền thống.

Cùng với những hoa văn, họa tiết trang trí trên trang phục, những
hoa văn, họa tiết thời Lý ở các hiện vật khác không chỉ là
yếu tố trang trí nghệ thuật mà còn có nhiều ý nghĩa tượng
trưng, như những hình dạng xoắn ốc đôi, chính là ký hiệu mây mưa
mà ông cha ta vẫn cầu mong mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt,
như hình tượng con rồng thời Lý là "rồng rắn" một
đồ án trang trí đẹp và độc đáo, tượng trưng cho nguồn gốc
lịch sử dân tộc, vòng uốn lượn mềm mại của thân rồng tượng
trưng cho nguồn nước và mây mưa, là niềm mơ ước của cư dân lúa
nước.

Nghiên cứu trang phục và hoa văn, họa tiết thời Lý như trên, ta
thấy một ý nghĩa đặc biệt là nó đã phản ánh được mối
tương quan thống nhất trong đời sống kinh tế, quân sự, văn hóa...
của xã hội thời đó khá rõ nét.
Về Đầu Trang Go down
https://zodiac-group.forumvi.com
Sponsored content





Trang phục Việt Nam qua các thời kỳ. Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Trang phục Việt Nam qua các thời kỳ.   Trang phục Việt Nam qua các thời kỳ. Icon_minitime

Về Đầu Trang Go down
 
Trang phục Việt Nam qua các thời kỳ.
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Zodiac group :: Nhìn ra thế giới :: Văn hoá-
Chuyển đến